Cây diệp hạ châu
Diệp hạ châu còn có tên dân gian là cây chó đẻ mọc hoang ở mọi nơi. Dược tính của cây diệp hạ châu làm gia tăng hàm lượng Glutathione trong gan, giúp cân bằng men gan. Ngoài ra, nhiều người còn dùng cây diệp hạ châu để trị gan nhiễm mỡ, viêm gan,...
Cách sử dụng: Rửa sạch cây diệp hạ châu, phơi khô làm thuốc dùng dần. Mỗi ngày, bệnh nhân lấy 1 nắm cây diệp hạ châu khô đem nấu nước uống khoảng 2 - 3 ly/ngày cho tới khi men gan ổn định thì ngừng sử dụng.
Cây kế sữa
Những người thường xuyên sử dụng rượu bia gây viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao nên sử dụng cây kế sữa. Chất silymarin trong cây kế sữa giúp ngăn ngừa các chất độc hại xâm nhập vào tế bào gan, thúc đẩy sự sản sinh các tế bào gan mới và góp phần giải độc gan hiệu quả.
Cách sử dụng: Toàn bộ các bộ phận thân, rễ, hoa, lá của cây kế sữa đều có dược tính chữa bệnh. Bạn có thể rửa sạch cây kế sữa, đun với nước để uống hằng ngày, giúp hạ men gan. Dược tính của cây kế sữa tốt nhất là vào mùa xuân - khi cây còn non.
*Lưu ý: Không dùng thảo dược cây kế sữa cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Cây nhân trần
Cây nhân trần là khắc tinh của bệnh men gan cao, rất tốt cho những người mắc căn bệnh này. Thành phần của cây nhân trần giúp kích thích tiết dịch mật để gan loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, bảo vệ các tế bào gan luôn khỏe mạnh. Vì vậy, nó ngăn ngừa được bệnh gan nhiễm mỡ và men gan cao hiệu quả.
Cách sử dụng: Người bệnh có thể dùng cây nhân trần tươi hoặc khô để nấu lấy nước uống như nước trà hằng ngày. Sau một thời gian, bạn nên tới bệnh viện để xét nghiệm lại men gan, nếu thấy lượng men gan đã sử dụng thì nên ngưng dùng thuốc. Không nên lạm dụng cây nhân trần vì sẽ gây những hệ lụy không tốt cho sức khỏe.
Cây mật nhân
Cây mật nhân hay còn được dân gian gọi với cái tên mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh, cây hậu phác nam. Thường được tìm thấy trong tự nhiên tại các vùng núi thấp, vùng trung du, rừng cây thứ sinh. Bộ phận sử dụng là rễ, thân, lá, quả.
Cây mật nhân đã được nghiên cứu và chỉ ra có nhiều tác dụng tuyệt vời như: bảo vệ gan bị gây độc bởi carbon tetraclorua, ức chế dòng tế bào ung thư gan HepG2. Mật nhân làm chậm quá trình hư biến của gan và làm tăng sự tái tạo của tế bào gan trong mô hình gây tổn thương gan thực nghiệm, làm nhuận gan lợi mật mạnh, đồng thời giải độc cơ thể và tăng miễn dịch mạnh.
Trong Y học cổ truyền, đây là loại thảo dược có vị đắng, tình mát có tác dụng giải độc gan, hạ men gan vô cùng hiệu quả và an toàn.
Cách sử dụng: Dùng rễ, thân, lá của cây mật nhân, phơi khô và hãm nước uống hàng ngày. Đặc biệt, nếu kết hợp mật nhân và cà gai leo sẽ càng tăng hiệu quả hạ men gan của thảo dược.
Cây cà gai leo
Cây cà gai leo được biết đến là một trong những cây thuốc nam quý có công dụng cải thiện men gan cao hiệu quả. Bởi loại cây này có chứa nhiều thành phần có tác dụng hạ men gan, mát gan, giải độc gan và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như: Flavonoid, Saponin, Solasodinon,…. Đặc biệt trong cà gai leo có chứa hoạt chất Sonalum Hainanence Hance Solanaceae có tác dụng ức chế sự phát triển của virus viêm gan B, đồng thời giúp giảm xơ gan, chống viêm gan, ngăn cản quá trình oxy hóa.
Trong Y học cổ truyền, cây cà gai leo có vị the, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, tán phong,… thích hợp để chữa men gan cao.
Cách sử dụng: Để cải thiện tình tạng tăng men gan bằng cây cà gai leo, bạn có thể áp dụng phương pháp sau: Sử dụng 35g cây cà gai leo khô cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Đun sôi với lửa vừa, đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 300 ml. Lọc lấy phần nước sắc được, chia thành 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
Cây atiso
Nếu nói đến các cây thuốc nam có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc thì không thể không nhắc đến atiso. Atiso có tên khoa học là cynara scolymus, có tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu được áp dụng phổ biến để chữa bệnh gan vì nó có tác dụng làm sạch các độc tố trong gan, mát gan, đồng thời làm giảm Cholesterol giúp bạn có một làn da trẻ đẹp mịn màng và sức khỏe được cải thiện.
Trong Atiso có chứa hoạt chất cynarin và silymarin – là 2 chất chống oxy hoá có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ phục hồi chức năng tế bào của gan, loại bỏ các độc tố trong gan do đó atiso có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan B mãn tính, suy giảm chức năng gan hay men gan tăng cao.
Cách sử dụng: Sử dụng một nhúm cây atiso khô cho vào cốc nước sôi khoảng 200 ml để hãm như nước trà. Bỏ phần bã và chỉ sử dụng phần nước atiso. Dùng 1 – 2 ly trà atiso mỗi ngày để thanh nhiệt, giải độc và hạ men gan.
Cây nhọ nồi
Nhọ nồi là một loại cây mọc dại rất nhiều trong tự nhiên mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm. Theo các tài liệu Đông y, nhọ nồi có tính ấm, vị ngọt, có khả năng bổ thận âm, thanh can nhiệt, giải độc gan. Đặc biệt, các nghiên cứu hiện đại đã thấy nhiều hoạt chất trong cỏ nhọ nồi như Ancaloit, Caroten, Flavonoids, Isoflavonoids hay các thành phần như Sterols, Aldehyd… có tác dụng giúp tăng cường hoạt động chức năng gan.
Một nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã chỉ ra rằng: Cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ gan nhờ khả năng hạn chế tăng men gan cũng như trọng lượng gan, đồng thời còn giúp ngăn ngừa tổn thương gan do bệnh xơ gan gây ra.
Cách sử dụng: Chuẩn bị 30g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy và 15g trạch tả. Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào ấm sắc và cùng với 500ml nước, đun sôi trên lửa nhỏ đến khi lượng nước thuốc cô lại còn 150ml. Mỗi ngày chỉ sử dụng một thang thuốc duy nhất.