Cháo kỷ tử
Nguyên liệu: Câu kỷ tử: 20g, gạo nếp: 50g, đường trắng: Vừa đủ
Công dụng: Bổ huyết, ích tinh, minh mục. Tăng cường thị lực, giảm cận thị,...
Cháo quyết minh cúc hoa
Nguyên liệu: Quyết minh tử: 15g, cúc hoa: 08g, gạo: 100g
Thực hiện: Quyết minh tử và cúc hoa tìm loại đã sao, cho vào ninh, bỏ bã sau thêm nước vừa đủ rồi cho gạo và đường phèn vào nấu cháo.
Công dụng: Bổ can, tỳ. Cải thiện thị lực mắt, hoa mắt, đục thuỷ tinh thể.
Canh kỷ tử long nhãn
Nguyên liệu: Kỷ tử: 10g, trần bì: 03g, long nhãn khô: 10 quả, mật ong: 1 thìa
Thực hiện: Giã kỷ tử cùng trần bì cho nhuyễn, sau đó cho vào đun cùng long nhãn. Để sôi 30 phút, cho ra bát thêm mật ong và ăn liên tục 15 ngày, rồi nghỉ.
Công dụng: Bổ can và thận. Hỗ trợ phòng và điều trị các tật khúc xạ, cải thiện thị lực mắt
Cháo cúc hoa
Nguyên liệu: Cúc hoa: 20g, gạo tẻ: 30g, cà rốt: 60g, gia vị vừa đủ
Thực hiện: Cúc hoa đun với 500ml nước trong vòng 20 phút, sau đó cho gạo tẻ và cà rốt vào nấu cùng.
Công dụng: Tăng cường thị lực mắt, sáng mắt, thanh nhiệt.
Gan lợn nấu với táo đỏ, hoài sơn
Nguyên liệu: Gan lợn: 60g, táo đỏ: 10 quả, hoài sơn: 20g
Thực hiện: Gan lợn rửa sạch, cắt miếng, ướp gia vị. Rửa sạch táo đỏ và hoài sơn để ráo. Cho tất cả nguyên liệu vào bát, đem chưng cách thuỷ 3 giờ.
Công dụng: Bổ can, bổ tỳ, dưỡng huyết. Làm sáng mắt
Như vậy, các bài thuốc trên là những cách cải thiện thị lực không phẫu thuật mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Nhìn chung các món ăn bài thuốc, cũng như xoa bóp bấm huyệt đều hỗ trợ điều trị tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt, tuy nhiên, vẫn cần có sự chỉ định từ các bác sĩ Đông y trong việc sử dụng các bí quyết trên để đạt hiệu quả tốt nhất.