Các dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm trước cư trú trên một vùng lãnh thổ rộng lớn- đất của vua Hùng ở Nam Giao. Đất ấy Bắc giáp Ba Thục, tức Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay (Theo Vân Đài Loại Ngữ của Lê Qúy Đôn), đất ấy kéo dài mãi về phía Nam đến Giao Chỉ mới kết lại thành châu thổ rộng lớn.
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, xây dựng hoàng đồ, đế nghiệp của dân tộc trải dài trên một vùng lãnh thổ có nhiều tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng sinh học. Động thực vật từ nhiều miền lãnh thổ khác nhau di cư và quần tụ tại đất này qua sự thay đổi biến động của thời tiết gió mùa và địa hình địa lý. Điển hình là hệ động thực vật từ Hoa Nam đi theo các dòng sông Hồng Hà , Cửu Long (Mekong) và gió mùa Đông Bắc; hệ động thực vật từ Ấn Độ và Malaysia theo di thực của đất, nước, gió mùa Tây Nam giao thoa với động thực vật đặc hữu bản địa làm cho Việt Nam có rất nhiều động thực vật cư trú và sinh sống từ cùng đồng bằng châu thổ đến các vùng núi cao. Với hàng nghìn cây số bờ biển tiếp giáp với biển và đại dương có nhiều loài động thực vật biển và ven biển. Chính vì vậy mà thiên nhiên đã mang lại cho dân tộc Việt Nam nguồn động thực vật làm dược liệu vô cùng phong phú.
Các dân tộc Việt Nam sống trên các vùng tiểu khí hậu khác nhau, thích nghi khác nhau theo kinh nghiệm bản thân, gia truyền và dân gian đã tìm cho mình các loại cây con khác nhau để chữa bệnh. Những kinh nghiệm ấy đã được tổng hơp và đúng rút thành kho tàng y học dân gian, y học dân tộc vô cùng phong phú. Có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, thì dân tộc nào cũng có một nền văn hóa chữa bệnh đặc sắc riêng của mình. Mỗi bước đi của chúng ta trên mọi vùng miền đều có thể vắt gặp các cây thuốc và con vật làm thuốc.
Chính sự phong phú về các hệ động thực vật trên đất nước Việt Nam. Chử Đồng Tử, một vị Thánh trong “Tứ bất tử” của dân tộc Việt Nam. Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung và công chúa Tây Sa là những thầy thuốc có tài đã dùng thuốc Nam chữa bệnh và chống dịch cho dân, đồng thời đã chữa bệnh cho cả vua Hùng. Cho đến nay, đền thờ Chử Đồng Tử được xây dựng ở nhiều nơi bên đầm Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến thời Lý – Trần, Nam đã trở thành một nền y khoa mạnh vào bậc nhất thế giới đảm nhận được trọng trách hậu cần chữa trị các bệnh do thương đao, cháy nổ, dịch bệnh và thảm họa chiến tranh cho ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đại thắng.
Ông tổ thứ hai của Nam Y là Nguyễn Bá Tĩnh – Tuệ Tĩnh (1330 -1400) với hai trước tác còn lại là “Hồng nghĩa giác tư y thư” và “Nam dược thần hiệu” và câu nổi tiếng:
“Tôi tiên sư kính đạo tiên sư
Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”
Theo truyền thuyết, vì giỏi nghề thuốc nên Tuệ Tĩnh bị cống sang triều Minh, Trung Quốc. Ông đã chữa bệnh cho nội cung triều Minh và quan lại Trung Quốc và mất ở đó. Hiện nay còn nhiều đền thờ Tuệ Tĩnh ở nhiều nơi. Đền thờ đầu tiên thờ ông là ở An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng và Đền Bia ở Cẩm Giàng, Hải Dương.
Ông tổ Nam Y thứ ba có thể nhắc tới là Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đỗ Tất Lợi. Ông là người thầy thuốc Tây học xuất sắc đã bắc chiếc cầu lớn nối dược học Việt Nam vào nền dược học hiện đại bằng tác phẩm “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, được Hội đồng Khoa học tối cao Liên Xô (Nga) công nhận học vị Tiến sĩ khoa học năm 1968 và được đánh giá là một trong 7 viên ngọc quý của triển lãm sách quốc tế tại Matxcova năm 1983. Cuốn sách này cũng được Nhà nước trao tặng giải thưởng cao quý nhất của Việt Nam – Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật năm 1996.
Hơn 4000 năm lịch sử tính từ thời các vua Hùng dựng nước, giữ nước chống giặc ngoại xâm Ân, Thương, Đông Hán, Nam Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… đến chống đế quốc trong việc bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Hiện nay, Bộ Y Tế chủ trương nêu cao khẩu hiệu: “Thầy tại nhà, thuốc tại vườn” để bảo vệ sức khỏe toàn dân.
Nam Y từ thời Tuệ Tĩnh đã bắt đầu tiếp thu tinh hoa Trung Y và đến hiện nay lại được tiếp thu tinh hoa của nền y học hiện đại. Lâu đài kỹ vĩ lung linh đầy châu ngọc của nền y học dân tộc Việt Nam được tiếp thu tinh hoa y học hiện đại – Nam Y sẽ trở thành “cây đèn thần” trong tay các thầy thuốc Việt Nam.
Với nền Nam Y hiện đại, chúng ta có thể giải quyết rất nhiều bệnh tật có liên quan đến chuyển hóa cơ bản vật chất và biến đổi do ô nhiễm nội môi theo quy luật bảo toàn năng lượng và quy luật biến đổi sinh học để giúp người bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh hiểm nghèo khỏi bệnh và có lại sức khỏe bình thường.
Tất cả các nền y học trên thế giới Tây Y và Trung Y đều có bốn điểm tương đồng:
• Y đạo
• Y lý
• Y pháp
• Y thuật
Y đạo và Y lý là hai điểm hỗ trợ và tiếp thu của nền văn hóa y khoa khác để hoàn chỉnh cho Y đạo và Y lý của Nam Y. Chúng ta xây dựng Y pháp và Y thuật riêng để cùng với các nền y khoa khác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và bè bạn quốc tế trong thời đại hội nhập toàn cầu. Muốn làm được như vậy, các thầy thuốc Nam Y phải luôn nhớ lời dạy của sư tổ Tuệ Tĩnh, phải “Kính đạo tiên sư” của tất các nền y khoa khác trên thế giới và đừng quên không ngừng nghiên cứu, ứng dụng và phát triển Y pháp, Y thuật Nam Y để góp sức vào công cuộc phòng và chữa bệnh cho dân ta và bạn bè quốc tế.
Khi đã thấm nhuần Y đạo của Nam Y, hiểu sâu sắc Y lý, vận dụng giỏi Y pháp và Y thuật, thầy thuốc Nam Y có thể tranh chấp cái sống chết với tử thần, có thể tranh chấp tuổi thọ với mệnh số, thỏa được lòng mong đợi của các y tổ ngàn đời là mong cho dân khỏi chết oan, chết uổng và chến non, chết yểu.
1. Tuệ Tĩnh
Với hai pho sách thuốc là “Hồng nghĩa giác tư y thư” và “Nam dược thàn hiệu”.
Tuệ Tĩnh tức Nguyễn Bá Tĩnh, sinh ở Nghĩa Phú, Cẩm Giàng, Hải Dương. Theo những tư liệu của phả ký, văn bia và truyền thuyết thì ông sinh vào năm 1330, đỗ Hoàng Giáp năm 1351 vào đời Trần Dụ Tông (1341 – 1369).
Thời kỳ này tình hình triều chính rối loạn, Chu Văn An dâng “thất trảm sớ” xin chém 7 gian thần không được vua nghe đã cáo quan về ẩn tại núi Phượng Hoàng chữa bệnh.
Nguyễn Bá Tĩnh đã cáo quan về đi tu và chữa bệnh. Ông là thầy thuốc nổi tiếng nên đã bị xung vào đoàn đi sứ sang tiến cống nhà Minh. Ông đã chữa bệnh trong nội cung và cho nhiều quan lại nhà Minh, được vua Minh phong chức Thái y Thiền sư. Truyền thuyết cho rằng ông mất vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, năm Canh Thìn (1400) thọ 71 tuổi và được vua Minh cho lập miếu thờ ở Tây Bạch Hồ trong Tử Cấm Thành. Có một nhà quan danh gia vọng tộc triều Minh, vì chịu ơn chữa bệnh đã lập đền thờ ở Hồ Nam, là đền thờ được quay về hướng Nam quy mô lớn hơn cả. Nguyễn Danh Nho là Tiến sĩ người cùng làng Nghĩa Phú, năm 1960 đời Lê Huy Tông(1676 – 1705) đi sứ Trung Quốc đã đến đền thờ này đọc được trên tấm bia trước của đền lời nói trăng trối lại: “Ai về Nam cho hài cốt tôi về với”. Nguyễn Danh Nho đã phỏng theo bia này khắc một bia khác và đem về thờ ở đền Bia (đến nay vẫn còn có nhiều huyền thoại về tấm bia này).
Ở Việt Nam, Tuệ Tĩnh được thờ ở nhiều nơi, cổ nhất là đền An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng, có sắc phong thần năm 1572, thần tích do Đông các Học sĩ Nguyễn Bính ở Viện cơ mật triều Lê soạn năm Hồng Phúc thứ nhất 1572.
Tại quê ông, làng Nghĩa Phú, Cẩm Giàng, Hải Dương có đền thờ ông bên cạnh đình làng với hai câu đối ca ngợi sự nghiệp khoa bảng và y học của ông là:
• Danh khôi nhị giáp tiêu Trần giám
Sứ mệnh thập toàn tỉnh Bắc y
• Đoạt giáp văn chương danh lưỡng quốc
Hoạt nhân đức trạch phổ thiên thu.
Nguyễn Danh Nho đi sứ về năm 1690 đã đem đến đây một sập đá, hiện nay vẫn còn để trước cửa đền.
Còn ba đền thờ nữa thờ Tuệ Tĩnh là đền Trung ở chân đê làng Văn Thai, và chùa Giám, là ngôi chùa Tuệ Tĩnh đi tu từ nhỏ. Đáng kể nhất là đền Bia (giữa Văn Thai và Nghĩa Phú) tương truyền Nguyễn Danh Nho sao chiếc bia đá theo mẫu ở đền Hồ Nam đi thuyền về đến đó thì thuyền bị đắm. Nhân dân lập đền thờ ngay chỗ thuyền bị đắm gọi là đền Bia. Hiện nay đền Bia đã được trùng tu sửa sang to đẹp, uy nghi nhất trong những nơi đang thờ Tuệ Tĩnh. Hàng năm cứ đến ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch, nhân dân quanh vùng lại mở lễ hội kỷ niệm ngày mất của Thái y Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Sự kiện ngày 22 tháng 7 năm 1992, một đoàn cán bộ gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử: Đỗ Tất Lợi, Hà Văn Tấn, Tống Trung Tín, Vũ Thế Long, Đoàn Đức Thành và Đinh (người lập bia này là Như Ứng) nói về công đức của nghiêm sư là: “Hội chủ sa môn Chân An giác tính Tuệ Tịnh Thiền sư”. Các học giả này đã nhầm nhà sư Chân An là Tuệ Tĩnh. Sau cuộc hội thảo toàn quốc về lịch sử Tuệ Tĩnh do Viện IAM tổ chức ngày 4 tháng 9 năm 2001 thì quan điểm trên đây bị nhiều học giả viết bài bác bỏ. Vậy chỉ có một Tuệ Tĩnh sống ở thế kỷ XIV mà thôi. Tác phẩm của ông mãi đến năm 1717 mới được in là do lý do lịch sử.
2. Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác
Với tác phẩm Y tôn Tâm lĩnh,có thể nói bộ sách của Lê Tiên Sinh là bản tổng kết Trung Y, vận dụng Trung Y để chữa bệnh ở Việt Nam. Đây là một chiếc cầu lớn nối y học cổ Trung Hoa và Y học Việt Nam.
Với bộ óc thông minh mẫn tiệp mà Lê Tiên Sinh đã phân tích cả phải trái với các vị tiên thánh của Trung Y như Vương Tiết Tề, Chu Đan Khê…
Khác với ông cử họ Trần, bạn của Lê Hữu Trác coi nghề thuốc là một nhân thuật tầm thường, còn Lê Tiên Sinh coi đạo làm thầy thuốc cũng giống như đạo trị nước của quan tể tướng, phải quán được đạo Tam tài, điều nhiếp được âm dương.
Lê Tiên Sinh đã biết bệnh mang tính địa lý và thời đại tronng câu nói: “Người ta khác với người phương Bắc, người bây giờ khác với người thời cổ…”
Bộ sách “Y tôn tâm lĩnh” được viết từ cuối thời Lê đến thời Tự Đức (1848 -1883), Võ Xuân Hiên mới khắc bản gỗ ở chùa Đại Tráng, Từ Sơn, Bắc Ninh gần 100 năm sau mới được in thành sách. Đến đời vua Khải Định triều Nguyễn (1916 – 1925) đã sắc phong hco Lê Tiên Sinh là “Việt Nam Y Thánh”.
Lê Hữu Trác (1720 -1791) là người xã Lưu Xá, Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ngày nay, (tức thôn Văn, xã Lưu Xá, Huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương trước đây). Ông xuất thân từ gia đình gia thế phiệt, nhiều người đỗ đạt cao nhưng ông thì chưa có danh phận khoa bảng. Ông theo binh nghiệp đến năm 30 tuổi thì về quê ngoại Hương Sơn, Hà Tĩnh tự tìm sách nghiên cứu để làm nghề thuốc. Trên không có thầy giỏi, dưới không có bạn hiền giúp đỡ, tự học, tự nghiên cứu để thành thầy thuốc nổi danh. Đó là một sự kiện thứ nhất trong lịch sử y học Việt Nam.
Thứ hai, Lê Tiên Sinh đã biên dịch sách, thâu tóm Trung Y, vận dụng sáng tạo vào địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng Việt Nam và vận dụng tính thời đại của bệnh tật để chữa bệnh một cách sáng tạo, điều mà các quan Thái y triều Lê mũ cao, áo dài, có văn bằng, chức tước, xênh xang cờ biển, lương cao bổng hậu lại không ai làm được.
Điều lạ thứ ba là bộ “Y tôn tâm lĩnh” được in khi mà ở các nước xung quanh Việt Nam như Nhật Bản và Trung Quốc, nền Đông Y đang bị loại ra khỏi y khoa chính thống, Đông Y bị phỉ báng và bôi nhọ.
Điều lạ thứ tư là vào những năm Khải Định làm vua (1916 – 1925), Nhật Bản cấm Đông Y vào tháng 2 năm 1895, Trung Hoa Dân quốc bắt đầu có động tác loại Đông Y khỏi y tế Trung Quốc (1912 – 1929) với chủ trương cải cách táo bạo và quyết liệt của Dư Văn Tụ để loại bỏ Đông Y. Các chuyển động của các nước xung quanh, vua Khải Định đã không biết.
Những điều lạ trên dẫn tới bộ Y tôn tâm lĩnh trước tác muộn mằn nhất của y học phương Đông đã cùng tác giả nổi danh và chiếm vòng nguyệt quế.
Hiện nay đền thờ Lê Hữu Trác được xây dựng ở quê ông Lưu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên để nhân dân ngày ngày đến hương khói thờ phụng. Đến thờ lúc đầu được xây dựng nhưu một lưu niệm nhỏ vào cuối thế kỷ XX. Đến đầu thế kỷ XXI thì được xây dựng quy mô như đền đài hiện nay.
Điểm lại các tác phẩm tác giả đại diện riêng ở Trung Hoa và Việt Nam, y khoa Đông Y suốt gần 50 thế kỷ (chưa kể các nước có văn hóa lâu đời khác ở phương Đông như Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc…), đó là một lâu đài kỳ vĩ, lung linh, toàn châu ngọc. Trong đó thật nhiều kho báu có thể khai thác.
Nhận thức của cả một quốc hội toàn những bộ đầu thông thái như ở Nhật Bản đã ra quyết định cấm Đông Y (1895). Nhận thức của nhiều học giả quan chức cao cấp của một chính đảng như Uông Đại Nhiếp (Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Hoa dân quốc), cả một hồi đông y học trung ương quốc dân đảng đã thông qua đề án của Dư Văn Tụ phế bỏ Đông Y, nhằm “loại bỏ trở ngại trong sự nghiệp phát triển y học”.
Những bài học đắt giá ấy là gương để mọi người soi chung khi động tới sự an nguy của lâu đài cổ kính này.
Hà Thu