Nhờ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, cây đại tướng quân càng được nhiều người biết đến và sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Dùng dược liệu chữa bệnh theo các bài thuốc như sau, bạn có thể tham khảo:
1. Bài thuốc điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Nguyên liệu: 6g cây đại tướng quân, kết hợp với 10g ké đầu ngựa và cây xạ đen khoảng 40g.
Thực hiện:
Trước khi nấu bạn nên sơ chế sạch sẽ dược liệu để loại bỏ tạp chất, sau đó để ráo nước.
Tiếp đến cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước trong 20 phút, đun trên lửa vừa.
Tắt bếp, chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
Kiên trì thực hiện khoảng 30 ngày, triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.
2. Bài thuốc chữa bệnh xương khớp đau nhức, viêm nhiễm
Cách 1: Hơ nóng lá đại tướng quân sau đó đắp trực tiếp lên vị trí cần điều trị.
Cách 2: Dùng 20g lá đại tướng quân rửa sạch, để ráo nước rồi đập dập, cho vào chảo sao nóng với một ít rượu. Tiến hành chườm nóng vị trí đau nhức bằng hỗn hợp dược liệu và rượu. Thực hiện 3 lần mỗi ngày đến khi nhận thấy cơn đau nhức thuyên giảm.
Cách 3: Kết hợp 10 lá đại tướng quân, 8g bạc thua, 10g lá đơn đòn gãnh rửa sạch, để ráo. Tiếp đến cho tất cả nguyên liệu vào cối giã nhuyễn, đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức, cố định bằng băng gạc.
3. Bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại từ cây đại tướng quân
Nguyên liệu: 30g lá đại tướng quân.
Thực hiện:
Nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước.
Cho vào nồi đun với 1 lít nước trong vòng vài phút.
Sau đó đổ nước ra chậu, đợi cho nước nguội còn âm ấm, ngâm rửa hậu môn.
Áp dụng liên tục trong 7 ngày giúp làm co búi trĩ ngoại.
4. Bài thuốc chữa mụn nhọt, rắn cắn, bệnh da liễu
Nguyên liệu: Lá đại tướng quân tươi.
Thực hiện:
Rửa sạch lá dược liệu, sau đó giã nát.
Đắp lá thuốc trực tiếp lên vị trí mụn nhọt, rắn cắn.
Lưu lại trong khoảng 15 – 20 phút, rửa lại bằng nước sạch.
5. Bài thuốc chữa đau mỏi lưng
Nguyên liệu: 10g lá đại tướng quân, 20g bồ công anh, 20g lá ngũ trảo.
Thực hiện:
Nguyên liệu rửa sạch để cho ráo nước.
Cho nguyên liệu vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt.
Trộn thêm vào hỗn hợp một ít rượu trắng 40 độ.
Đắp thuốc vào vị trí đau mỏi.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng riêng lá đại tướng quân, giã nát với muối, rang nóng và chườm lên vị trí bị đau nhức lưng.
6. Bài thuốc chữa bông gân, đau nhức
Nguyên liệu: Lá đại tướng quân kết hợp với nhiều dược liệu khác, chẳng hạn lá thầu dầu tía, hồi hương, đinh hương, vỏ cây núc nác, vỏ sồi, gừng, lá canh thâu, kim cang,…
Thực hiện:
Sau khi rửa sạch để ráo nước, giã nát dược liệu.
Cho vào nồi sao nóng rồi đắp lên vị trí bong gân, đau nhức.
7. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Nguyên liệu: Lá đại tướng quân, lá nổ gai, muối.
Thực hiện:
Nguyên liệu sau khi rửa sạch, để ráo nước rồi mang đi giã nhuyễn với muối.
Sao nóng dược liệu và đắp lên vị trí thoát vị đĩa đệm đau nhức.
Kiên trì thực hiện một thời gian tình trạng nhức mỏi thuyên giảm đáng kể.
8. Bài thuốc giảm đau do té ngã, giảm sưng tấy, tụ máu, gãy xương
Nguyên liệu: 20g lá đại tướng quân.
Thực hiện:
Nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước.
Tiếp đến giã dập dược liệu, hơ nóng rồi đắp lên vùng bị đau nhức.
Cố định bằng băng gạc y tế, nằm nghỉ ngơi.
9. Bài thuốc trị bệnh viêm họng
Nguyên liệu: Lá đại tướng quân.
Thực hiện:
Nguyện liệu rửa sạch với nước muối, để ráo.
Tiến hành giã nát, chắt lấy nước dược liệu.
Ngậm nuốt từ từ, mỗi ngày dùng 1 lần, kiên trì để điều trị viêm họng.
10. Bài thuốc giúp gây nôn khi cần thiết
Nguyên liệu: 8g – 16g lá đại tướng quân.
Thực hiện: Dược liệu rửa sạch, giã nát và dùng uống trực tiếp mỗi vài phút đến khi nôn.
Sử dụng dược liệu vừa đủ, tránh lạm dụng có thể dẫn đến ngộ độc cơ thể.
Lưu ý khi dùng cây đại tướng quân chữa bệnh
Sử dụng cây đại tướng quân làm thuốc chữa trị các vấn đề về đau nhức xương khớp, viêm họng, bệnh về tiết niệu,… Khi dùng bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
Không lạm dụng, sử dụng với liều dùng phù hợp. Trường hợp quá liều gây ngộ độc nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Tránh dùng nước ép hoặc ăn thân cây dược liệu để phòng tránh nguy cơ ngộ độc. Người bệnh lúc này có thể gặp phải một số biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, rối loạn hô hấp,… Để giải độc, cần uống nhiều nước đường hoặc nước muối có pha giấm, tỷ lệ 2:1 và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Các bài thuốc từ dược liệu có tác dụng cải thiện đau nhức xương khớp. Sử dụng ngoài da, tránh dùng thuốc nấu để hạn chế ngộ độc.
Điều trị kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để góp phần thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh. Kiêng cữ các thực phẩm có hại, thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng sức khỏe.
Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi mức độ phục hồi cửa cơ thể. Bác sĩ có thể hướng dẫn các biện pháp can thiệp chuyên sâu trong trường hợp bệnh phức tạp, triệu chứng nặng nề.